CV xin việc là thứ đầu tiên và quan trọng nhất để nhà tuyển dụng quan tâm và đánh giá năng lực của các ứng viên trước khi xét tuyển vào các vị trí trong công ty của mình. Vì thế CV xin việc đầy đủ, chuyên nghiệp và ấn tượng là cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, Techrum sẽ hướng dẫn bạn cách tải mẫu CV xin việc và cách viết CV chuẩn nhất. Tham khảo ngay nhé!
Một số mẫu CV xin việc ấn tượng nhất
Làm thế nào để có được bản CV xin việc chuẩn và ấn tượng nhất đối với các nhà tuyển dụng? Làm thế nào để CV của bạn nổi bật hơn CV của những ứng viên khác? Để làm được điều đó bạn cần có 1 CV thật chuẩn, hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất.
Các nhà tuyển dụng sẽ tập trung nhiều vào các ứng viên có sự tự tin, năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng được trình bày rõ ràng, khoa học trong CV.
Để giúp bạn nhanh chóng tìm được những mẫu CV phù hợp nhất với nhu cầu của mình, đầy đủ các hạng mục, đáp ứng tiêu chí của nhà tuyển dụng Techrum đã tổng hợp một số mẫu CV xin việc ấn tượng nhất dưới đây.
Link tải: TẠI ĐÂY
Link tải: TẠI ĐÂY
Link tải: TẠI ĐÂY
Link tải: TẠI ĐÂY
Link tải: TẠI ĐÂY
Link tải: TẠI ĐÂY
Link tải: TẠI ĐÂY
CV xin việc là gì?
CV là từ viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên bạn không nên đánh đồng CV với bản sơ yếu lý lịch có sẵn mua tại các nhà sách với giá vài nghìn đồng.
Bản chất của CV chính là bản tóm tắt tất cả các thông tin cần thiết của ứng viên có liên quan tới các vị trí muốn ứng tuyển như: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng,… Thông qua CV xin việc các nhà tuyển dụng sẽ sàng lọc được những ứng cử viên không phù hợp và chọn được những ứng viên tiềm năng nhất.
Tiêu chí của một bản CV xin việc
Khi làm 1 bản CV xin việc bạn cần đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí sau:
- Luôn luôn sử dụng ngôn ngữ theo hướng tích cực như: cố gắng, vượt qua, thuyết phục, hoàn thành,… thay vì những từ như bỏ, tranh cãi,…
- Không trình bày chung chung mà hãy xác định nội dung sau đó trình bày một cách khoa học, rõ ràng, cụ thể. Nhà tuyển dụng khi nhìn vào CV sẽ biết bạn đang muốn thể hiện điều gì. Nếu chỉ trình bày chung chung sẽ không được đánh giá cao.
- Sử dụng các câu chủ động để bản CV được thuyết phục hơn. Ví dụ bạn đã làm việc này, dự án kia, kết quả như thế này.
- Liệt kê cụ thể và chính xác những kết quả, thành tựu mà bạn đã đạt được: Đây là mục nhà tuyển dụng rất quan tâm nên bạn cần liệt kê chính xác những gì mình đã làm có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ như bạn đạt doanh số bao nhiêu, đã từng quản lý bao nhiêu nhân viên,..
- Luôn tự tin về khả năng của mình. Đây là yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực và trình độ của bạn.
- Lưu ý hình thức trình bày CV rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
Xem thêm: Top trang web thú vị nhất 2022 bạn không thể bỏ qua
Nội dung cần có của bản CV xin việc
1 bản CV xin việc thông thường cần có đầy đủ những mục nội dung sau:
Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân cần trình bày trong CV bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, email. Những thông tin này phải được cung cấp thật chính xác, số điện thoại hay email phải là địa chỉ bạn sử dụng thường xuyên, có thể liên lạc bất cứ lúc nào. Tránh ghi sai, nhầm lẫn khiến bên tuyển dụng không thể liên hệ được với bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp rất quan trọng khi bạn làm 1 bản CV xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới điều này khi bạn ứng tuyển vào vị trí trong công ty của họ. Vì thế hãy tìm hiểu kỹ hơn về công việc sẽ ứng tuyển sau đó ghi mục tiêu nghề nghiệp cho phù hợp nhất.
Xem thêm: Link tải navicat premium 15 – phần mềm phát triển cơ sở dữ liệu tốt nhất hiện nay
Trình độ học vấn
Tại mục này bạn cần ghi đầy đủ các nội dung như: Trường học, chuyên ngành theo học, chứng chỉ nghề nghiệp và một số thành tích bạn đã đạt được (nếu có). Bên cạnh đó bạn có thể ghi khái quát thêm 1 số kỹ năng mềm mà mình có được nhé.
Kinh nghiệm làm việc
Ở mục kinh nghiệm làm việc bạn cần ghi rõ những công việc mà mình đảm nhận. Quan trọng nhất là bạn phải làm rõ kinh nghiệm bạn có được thông qua những công việc đó là gì. Ngoài ra, cần nhớ là những kinh nghiệm này phải liên quan tới công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển nhé.
Kỹ năng
Những kỹ năng cần có trong bản CV là kỹ năng chuyên môn và những kỹ năng mềm. Bạn nên ghi khái quát và giúp phần kỹ năng này trở nên nổi bật hơn nhé.
Sở thích
Mục sở thích không quá quan trọng nhưng bạn có thể đưa vào để thể hiện được cá tính, sự năng động và đam mê của bạn.
Hoạt động ngoại khóa
Để CV xin việc trở nên hấp dẫn hơn bạn có thể thêm vào những hoạt động ngoại khóa mà bạn đã từng tham gia như: tình nguyện viên, hoạt động xã hội,.. Điều này sẽ đánh giá được bạn là người năng động, nhiệt huyết,…
Tham chiếu
Phần tham chiếu nên để cuối CV. Ở phần này bạn có thể thêm thông tin những người có thể xác nhận thông tin trong CV của bạn như: giáo viên, quản lý, sếp cũ,…
Yêu cầu khác của bản CV xin việc
- Những nội dung cơ bản trên là những yêu cầu chung cần có. Tuy nhiên tùy vào quy chuẩn của mỗi công ty cũng như đặc thù công việc mà bạn có thể tùy chỉnh khác nhau. Đặc biệt nên thể hiện được sự sáng tạo, nhạy bén và nổi bật của mình trong CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Thông thường nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhiều nhất tới 3 mục là: trình độ học vấn, kinh nghiệm và mục tiêu làm việc. Vì thế nội dung trong các mục này cần được đầu tư chỉn chu, rõ ràng, chính xác để đánh giá được năng lực của bạn.
- Khi trình bày CV cần viết ngắn gọn, xúc tích, trình bày gọn gàng, khoa học
- Yếu tố tự tin là cực kỳ cần thiết. Hãy biết cách thể hiện chúng thật khéo léo trong CV để hấp dẫn nhà tuyển dụng.
- Sau khi làm xong CV cần kiểm tra lại chính tả và cách trình bày. Đọc đi đọc lại vài lần đến khi thật sự trau chuốt và bố cục trình bày hợp lý nhất nhé.
Xem thêm: Link tải crystaldiskInfo – phần mềm kiểm tra ổ cứng và chuẩn đoán các vấn đề liên quan đến “sức khỏe
Hướng dẫn cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
Sinh viên mới ra trường đang băn khoăn không biết nên viết CV xin việc như thế nào thì có thể tham khảo ngay nội dung sau đây:
Tiêu đề CV
Phần này cần ghi theo cấu trúc: Họ và tên ứng viên + Vị trí cần ứng tuyển. Ví dụ Vũ Huy Anh – nhân viên kinh doanh.
Viết thông tin cá nhân
Những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính bạn nên viết chuẩn theo căn cước công dân của mình.
Số điện thoại và email cần ghi số thường xuyên sử dụng. Địa chỉ nơi ở hiện tại chính xác. Phần hình ảnh chèn trong Cv cần là ảnh chân dung trang trọng. Không nên sử dụng ảnh sefile.
Mục tiêu nghề nghiệp
Viết mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, rành mạch và sát với thực tế. Ví dụ xin làm nhân viên kinh doanh thì mục tiêu trước hết phải giỏi trong lĩnh vực của mình sau đó mới tới những vị trí cao hơn.
Trình độ học vấn
Viết ra những bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đang có ví dụ như:
- Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp
- Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
- Năm tốt nghiệp: 2019
- Xếp loại: Giỏi
- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Trung giao tiếp.
- Trình độ tin học: Thành thạo Microsoft Word, Excel
Thành tích:
- 4 năm đại học đạt học bổng Giỏi
- Giải nhất cuộc thi thuyết trình bằng tiếng Anh
Hoạt động ngoại khóa:
- Chủ tịch hội sinh viên trường ĐH Kinh tế quốc dân
- Thành viên CLB kinh doanh
Kinh nghiệm làm việc
Với sinh viên ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên bạn có thể liệt kê những công việc bạn đã làm thêm trong thời gian sinh viên vào CV nhé. Nhớ liệt kê từ cũ tới mới nhất.
Kỹ năng
Đưa vào những kỹ năng bạn sở hữu nhưng cần phải phù hợp với công việc muốn ứng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh thì cần những kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng phân tích báo cáo
- Kỹ năng làm việc nhóm
Sở thích
Phần này không thực sự cần thiết. Tuy nhiên nếu muốn bạn có thể liệt kê một số sở thích lành mạnh và phù hợp với công việc đang ứng tuyển.
Tham chiếu
Vì là sinh viên mới ra trường nên bạn chưa có nhiều nơi làm việc. Vì thế bạn có thể ghi thông tin của giảng viên đại học vào CV (cần xin phép giảng viên trước khi đưa vào CV).
Trên đây là hướng dẫn tải mẫu CV xin việc và cách viết CV xin việc chuyên nghiệp, đầy đủ và ấn tượng nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Trân trọng!